Chỉ định
- Bẩy có tác dụng làm đứt dây chằng, làm cho răng và chân răng lung lay, làm giãn rộng xương ổ răng và huyệt ổ răng
- Dùng bẩy để nhổ răng, trong trường hợp chân răng nằm ngang và thấp dưới bờ xương ổ răng.
- Bẩy còn được sử dụng để phụ trợ hay kết hợp với kìm để nhổ những răng còn chắc hay thân răng gãy vỡ phức tạp, chân răng dài mảnh.
- Nếu không có cây tách lợi, bẩy răng Pakistan có thể được dùng để kiểm tra hiệu quả của thuốc tê và tách lợi tạo chỗ cho mỏ kìm bám sâu hơn, đồng thời bảo vệ lợi khỏi bị tổn thương
Cách sử dụng
- Vệ sinh, tiệt trùng bẩy răng trước khi dùng cho bệnh nhân
- Vị trí đặt bẩy: Khe hở giữa chân răng và xương ổ răng ở phía mặt gần ngoài hoặc xa ngoài của răng.
- Không đặt bẩy ở phía ngoài và phía trong vì rất dễ trượt
- Đối với chân răng xoang nên chụp phim, nếu thấy chóp gần xoang thì nên hướng dẫn bệnh nhân lên bệnh viện nhổ theo phương pháp phẫu thuật để đảm bảo an toàn
- Bẩy song song: Cây bẩy được đặt theo hướng song song với trục của răng, sau đó ấn cây bẩy sâu xuống xương ổ răng theo trục răng rồi xoay bẩy tại điểm bẩy. Kỹ thuật này được áp dụng cho cả bẩy thẳng và bẩy khuỷu
- Bẩy vuông góc: Cây bẩy được đặt chếch ngang hướng vuông góc với trục răng vào khe giữa răng và xương ổ răng tại điểm bẩy. Kỹ thuật này chỉ áp dụng cho bẩy thẳng
Ưu điểm vượt trội
- Cán cầm hình quả lê tạo cảm giác chắc tay
- Vật liệu không gỉ, bền bỉ theo thời gian
Phân loại
1. Bẩy cho hàm trên- bẩy thẳng
- Ba phần lưỡi, thân và cán nằm cùng trên một trục hoặc song song trên cùng một mặt phẳng.
- Lưỡi bẩy thẳng có hình bán nguyệt, lòng lõm lưng khum và đầu sắc. So với thân, lưỡi hơi nghiêng một chút để đưa vào xương ổ răng dễ dàng
- Lòng máng của lưỡi bẩy có nhiều kích thước và có nhiều độ dày mỏng khác nhau
Bẩy thẳng
2. Bẩy cho hàm dưới- bẩy khuỷu
- Cán, cổ và lưỡi tạo một góc vuông hoặc tù
- Tác dụng yếu hơn vì lực bị phân hoá nên chủ yếu dùng cho hàm dưới
- Bẩy hàm dưới đi theo cặp, một để nhổ chân gần, một để nhổ chân xa
Bẩy khuỷu (cong)