70.000 đ
Cùng Thiết bị Y Tế Sài Gòn tìm hiểu về trám răng bằng Composite nhé!
Có thể bạn nghe nhiều về hàn trám răng bằng composite nhưng lại chưa biết trám răng composite là gì. Thực chất composite là tên gọi của một loại vật liệu trám thẩm mỹ trong nha khoa, được sử dụng như một chất thay thế mô răng bị mất.
Về cơ bản cách hàn răng bằng composite chính là cách thực hiện thẩm mỹ răng khá đơn giản, được áp dụng trong các trường hợp răng sâu, răng có khuyết điểm (vỡ mẻ, thưa, mòn men hay xỉn màu…). Đây được coi là cách trám răng trực tiếp với các thao tác khá đơn giản và tiết kiệm chi phí.
* Ưu điểm của trám răng bằng composite
+ Trám răng bằng composite có tính thẩm mỹ cao
Vật liệu composite có màu sắc gần giống màu răng thật, khi sử dụng hoàn toàn không bị lộ.
+ Độ an toàn, không gây kích ứng khi trám răng bằng composite
Trám răng bằng composite cũng có đặc trưng chống chịu được sự mài mòn, độ nén chịu lực và đặc biệt là không độc cho cơ thể, hoàn toàn không gây nên những kích ứng nhẹ như vật liệu amalgam.
+ Thao tác nhanh khi trám răng bằng composite
Cách hàn răng bằng Composite thời gian thao tác nhanh dưới nhiệt độ thường, thông thường toàn bộ quy trình hàn trám răng bằng composite chỉ diễn ra trong vòng từ 15-20 phút, không gây đau nhức cho bệnh nhân. Đặc biệt, đặc tính dẻo nên dễ dàng thao tác tạo hình miếng trám sao cho đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
* Hạn chế của kỹ thuật hàn răng bằng composite
+ Thay đổi thể tích khi trám răng bằng composite
Composite có độ giãn nở vì nhiệt khác so với men răng, do đó khi ăn thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh dẫn đến tình trạng hai lớp chất liệu có sự thay đổi thể tích khiến cho vết trám bị bong tróc hoặc tạo thành kẽ hở cho nước bọt cùng các chất bẩn lọt vào.
+ Độ bền không cao khi trám răng bằng composite
Thông thường, độ bền của trám răng bằng composite có thể kéo dài được từ 2-4 năm, sau đó vết trám có xu hướng bong tách khỏi bề mặt răng cũng là lúc bạn nên thực hiện hàn trám lại từ đầu.
+ Thực hiện trám răng bằng composite sẽ lâu hơn Amalagam
Vật liệu trám có nhiều màu để lựa chọn, nên bác sĩ sẽ chọn màu phù hợp với răng trông rất tự nhiên như răng thật của bạn. Do phải trám nhiều lớp mỏng, nên quy trình trám răng này lâu hơn một chút so với cách trám bằng Amalgam.
+ Nha sỹ sẽ tiến hành làm sạch bề mặt men răng phía trước tạo nhám bề mặt răng vừa được mài để tăng độ bám dính của composite
+ Phủ một lớp Bonding đi kèm với sản phẩm nhằm tăng độ lưu giữ vào sâu trong lớp ngà
+ Phủ dần từng lớp composite ra phía ngoài đồng thời chỉnh sửa lại hình thể và tiến hành chiếu đèn laser để đông cứng
+ Thực hiện đánh bóng bề mặt trám, xóa bỏ vết gồ ghề giúp ăn nhai không cộm cấn.
+ Miếng trám cứng chắc, độ bền và chịu lực cao, bám dính tốt. Khắc phục tình trạng bung bật, đứt gãy trong môi trường khoang miệng.
+Kích cỡ miếng trám không thay đổi nên không xảy ra hiện tượng khoang rỗng, đọng nước, khắc phục tình trạng cong vênh.
Để gia tăng độ bền của vết trám sau khi hàn trám răng bằng Composite bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguồn: http://tramrangsau.com/
Đăng nhập
Đang xử lý
Đăng ký
Đang xử lý