top-banner
Ưu nhược điểm của phương pháp hàn răng bằng Fuji và cách thực hiện

Ưu nhược điểm của phương pháp hàn răng bằng Fuji và cách thực hiện

Ngày 15-09-2024 Lượt xem 2828

Cùng Thiết bị y tế Sài Gòn tìm hiểu về ưu nhược điểm và cách thực hiện phương pháp hàn răng bằng Fuji nhé!

Fuji là chất liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ thuộc GIC (Glass Ionomer Cement), so với composite hay Amalgam thì Fuji ít được sử dụng hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng hàn trám khá tốt.

1. Hàn răng bằng Fuji có tốt hay không?

Ưu điểm nổi bật Fuji 

  • Vật liệu hàn răng này có màu sắc như răng thật, sáng tự nhiên do đó có thể áp dụng trám thẩm mỹ cho cả những răng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa mà không bị lộ.
  • Độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, đặc biệt lành tính và không gây độc hại cho cơ thể. Vật liệu Fuji không gây kích thích và viêm lợi nên an toàn cho sức khỏe răng miệng, sau khi trám người bệnh ít chịu kích thích như vật liệu amangam. Fuji được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I tức là các xoang nhỏ.
  • Vật liệu Fuji cũng được sử dụng để trám bít hố rãnh, hạn chế sự lưu lại trên răng của các thực phẩm nhiều đường, giảm hoạt động của vi khuẩn, ngăn cản quá trình phát triển sâu răng.
  • Đặc tính quan trọng là Fuji tiếp tục phóng thích chậm Fluor sau khi trám, có tác dụng ức chế mức độ sâu răng, do đó đây cũng là vật liệu trám khá tốt trong các trường hợp răng đã hình thành nên lỗ sâu.

Hạn chế của vật liệu trám Fuji:

  • Hàn răng bằng Fuji nếu xét về độ cứng thì không thể so sánh với hàn răng bằng Amalgam, giai đoạn đầu sau khi trám có thể gây phản ứng nhẹ, nhưng sau khi đông cứng hoàn toàn thì những kích ứng đó không còn.
  • Vật liệu Fuji thường chủ yếu chỉ áp dụng cho trám cổ răng, trám mòn men hay trám răng cửa bởi nó không có đủ độ vững chắc cho lỗ sâu trên 2 mặt răng. Đối với những xoang lớn thì Fuji có thể dùng làm chất hàn tạm bởi độ bền không được cao. Như vậy, chỉ với những xoang trám nhỏ hoặc vết trám không lớn thì Fuji cũng được coi là vật liệu trám khá tốt.
2. Hàn răng bằng Fuji thực hiện như thế nào?
  • Bác sĩ thực hiện nạo vết sâu nếu có
  • Đắp lớp axit nhẹ etching lên bề mặt răng.
  • Sau đó bôi lớp keo bonding nhằm tạo độ lưu giữ vật liệu trong lớp ngà.
  • Cuối cùng là trám vật liệu Fuji lên, bác sĩ sẽ tạo miếng trám đúng hình dáng và theo khớp cắn của răng.
  • Chiếu đèn laser để đông cứng miếng hàn bám chắc vào bề mặt răng.

Về cơ bản, cũng như hai loại vật liệu composite và Amalgam thì Fuji có độ bền không cao, thường duy trì từ 1-3 năm, sau đó sẽ có nguy cơ bong bật khi ăn nhai nhiều. Để gia tăng độ bền chắc của vết trám thì tốt nhất bạn nên thực hiện với công nghệ hàn răng Laser Tech mới nhất hiện nay.

Đây là công nghệ giúp cho vết trám răng bằng Fuji có độ bám dính tốt hơn vào bề mặt trám nhờ tăng cường các chân bám cố định trên răng. Hạn chế tối đa tình trạng xoang rỗng, xoang trám thấm nước vốn là nguyên nhân khiến cho vết trám có độ bền không cao.

Nguồn: http://tramrangsau.com

Hotline đặt hàng

0931.595.368

Làm việc : Từ T2 - CN
(7h30 - 17h30)

Danh mục sản phẩm
Kết nối với chúng tôi

HOTLINE

0931.595.368
zalo zalo
zalo Trò chuyện Gọi điện